Tại sao phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ trầm cảm?
Nghiên cứu ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi tiền mãn kinh cho thấy có đến 36% các chị bị mất ngủ và 37% cảm thấy lo âu. Đặc biệt, có đến gần 40% phụ nữ có các dấu hiệu của trầm cảm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức để
1. Nguyên nhân chính gây nên chứng trầm cảm ở thời kỳ tiền mãn kinh
Phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ cao hơn bị trầm cảm chủ yếu do sự thay đổi hormon trong cơ thể. Khi tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể của phụ nữ trải qua sự giảm dần hoạt động sản xuất hormone nữ estrogen.
Estrogen có tác động đến hệ thần kinh và tác động tới tâm trạng của con người. Sự giảm estrogen có thể gây ra những biến đổi tâm lý và tình trạng tâm lý không ổn định ở một số phụ nữ. Các biến đổi này, kết hợp với những yếu tố khác như stress, áp lực cuộc sống, sự thay đổi về vai trò xã hội và mối quan hệ xã hội, có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trầm cảm.
Ngoài ra, tiền mãn kinh cũng là giai đoạn trong đời phụ nữ có nhiều sự thay đổi và áp lực. Nhiều phụ nữ phải đối mặt với các thay đổi về sức khỏe, hình thể, và sự thay đổi trong vai trò gia đình và xã hội. Tất cả những yếu tố này có thể góp phần làm tăng nguy cơ phụ nữ tiền mãn kinh mắc phải trầm cảm.
2. Một số biện pháp hỗ trợ tâm lý ở phụ nữ tiền mãn kinh
Tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh diễn biến phức tạp và có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Những biến đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể gây ra các triệu chứng về tâm lý như dao động cảm xúc dẫn đến trầm cảm. Dưới đây là những cách cải thiện tâm lý của phụ nữ tiền mãn kinh hiệu quả nhất:
2.1. Tìm hiểu về tiền mãn kinh
Hiểu rõ hơn về quá trình tiền mãn kinh có thể giúp chị em cảm thấy tự tin và kiểm soát hơn với những thay đổi trong cơ thể của mình. Trang bị những thông tin chính xác, đáng tin cậy về các triệu chứng và biểu hiện của tiền mãn kinh để có thể chuẩn bị tốt hơn cho cả giai đoạn.
2.2. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Nếu chị em đang trải qua sự thay đổi tâm lý trong giai đoạn tiền mãn kinh, hãy nhìn nhận nghiêm túc về việc điều trị và không coi chứng trầm cảm chỉ là một phần của thời kỳ, tự đến rồi tự đi. Nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia như bác sĩ hoặc nhà tâm lý học. Họ có thể cung cấp thông tin và hỗ trợ chị em trong việc bày tỏ nỗi lòng, giảm bớt căng thẳng và bức bối, đồng thời ổn định tâm lý và tinh thần tốt hơn. Bên cạnh đó sự quan tâm, thấu hiểu và ủng hộ của các thành viên trong gia đình, bạn bè cũng là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình.
2.3.Giữ cho cơ thể khỏe mạnh
Việc duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm lý. Chị em nên thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên, ăn một chế độ ăn cân đối và đảm bảo có đủ giấc ngủ. Điều này có thể giúp cân bằng hormone và giảm các triệu chứng không thoải mái.
2.4.Thực hành kỹ năng tự chăm sóc
Khuyến khích chị em tiền mãn kinh nên thực hiện các hoạt động tự chăm sóc như yoga, thiền định, massage hoặc tập thể dục nhẹ. Hoạt động thể dục giúp tiết một số hóa chất trong não như endorphin – chất gây cảm giác hạnh phúc và giảm căng thẳng. Điều này giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress, tăng cường sự tự tin và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hy vọng những phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả vượt trội cho các chị em phụ nữ đối phó với thời kỳ tiền mãn kinh.